Đắc Sở là một trong những địa phương tiên phong trong việc đưa cây phật thủ phát triển ở miền Bắc. Toàn xã có khoảng 900 hộ dân thì có đến gần 700 hộ trồng phật thủ với tổng diện tích khoảng 20ha, mỗi năm lãi khoảng 1,4-1,5 tỉ đồng/ha. Những vườn phật thủ sai trĩu quả, chín vàng ươm vào mùa Tết của người dân Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) có giá trị đến hàng tỉ đồng mỗi vườn.
Người dân bắt đầu đưa cây phật thủ vào trồng từ năm 2004 và người đầu tiên nhân giống thành công phật thủ trên đất Đắc Sở là ông Nguyễn Văn Thiết ở xóm 4, thông Đông Hạ
Quả phật thủ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố to quả, nhiều tầng, ngón tay dài vươn rộng hoặc chĩa ra đều các hướng
Trồng phật thủ rất dễ bán nhưng lại đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, bởi phật thủ rất dễ mắc một số bệnh như rầy, rệp, sương muối. Thời gian từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch phật thủ là khoảng 2 năm. Sau đó, cây sẽ cho quả đều đặn trong khoảng 5 năm sẽ tàn.
Đặc biệt, sau khi hết tuổi cây, người trồng không thể trồng vụ tiếp theo trên đất đó vì “cay đất”. Người Đắc Sở thường đi thuê đất ở những xã, huyện lân cận để tiếp tục trồng phật thủ.
Cận Tết Nguyên đán, người dân tích cực chăm sóc để phật thủ chín đúng dịp bán rộ nhất năm. Người dân tưới nước 2-3 ngày/lần để cung cấp đủ nước cho quả phật thủ nhanh chín hơn và có màu vàng tươi.
Quả phật thủ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố to quả, nhiều tầng, ngón tay dài vươn rộng hoặc chĩa ra đều các hướng
Những quả phật thủ có tay dài, vàng óng mượt thường được bán với giá cao hơn.
Người trồng phật thủ có thể bán quanh năm vào những ngày thường, ngày Tết, rằm hay mùng 1…thậm chí, phật thủ khô cũng được thu mua để làm thuốc.
Phật thủ thường được bày trang trọng trên mâm ngũ quả ngày Tết
Bình luận