Phật thủ trồng trong chậu hoặc trồng trên đất, xanh quanh năm, quả chín màu vàng kim, tượng trưng cho sự cát tường.
Từ xưa đến nay Quả Phật thủ được tôn vinh là “Tiên phẩm trong các loại quả, kỳ thảo trên đời“, rất có giá trị thưởng thức: Hình dáng quả đặc biệt, đẹp, khoẻ như bàn tay của Quan âm, hoặc nắm vào hoặc duỗi ra, muôn hình vạn trạng, rất thú vị. Sau khi chín, quả có màu vàng kim, óng ánh; mùi thơm thoang thoảng, thấm vào trong tim, khiến cho con người thấy tinh thần sảng khoái; có thể nói là “sắc, hương, hình” đều tuyệt.
Mặc dù Phật thủ không thể so sánh được với Mai, Lan, Cúc và Trúc, nhưng Phật thủ cũng có lịch sử lâu đời và văn hóa sâu sắc. Văn nhân thời xưa đã đưa Phật thủ vào trong văn thơ và hội họa, trở thành đối tượng miêu tả của văn học và mỹ thuật.
Trong tác phẩm văn học nổi tiếng “Hồng lâu mộng“, khi miêu tả về cách bày trí trong phòng Thám Xuân, Tào Tuyết Cần đã xếp Phật thủ cùng hàng với thư pháp của Nhan Chân Khanh – Một thư pháp gia nổi tiếng của Triều Đường, từ đó có thể thấy trong con mắt của Tào Tuyết Cần thì Phật thủ là một loại quả thưởng thức cao quý, sang trọng và tao nhã.
Như vậy có thể thấy rằng, Phật thủ là một vật phẩm quý hiếm trong các loại quả, vừa dùng để ngắm, thưởng thức hương thơm dịu nhẹ, thuần khiết, vừa để điểm xuyến trên mâm ngũ quả ngày tết, tặng bạn bè, bày ở phòng khách, trong chùa chiền và gia đình.